Coconut Powder

Frozen coconut milk

Freeze Coconut Milk

 

Contact: 0938.244.404

Sản phẩm của chúng tôi

Được sản xuất từ nguồn nguyên liệu Dừa Bến Tre 1 năm tuổi tiêu chuẩn cao.
Hãy cùng tìm hiểu những sản phẩm tinh túy ấy từ nhà máy của Coco Hitech chúng tôi.

Nước cốt dừa đóng hộp Coco Hitech

Về chúng tôi

Đôi nét về Coco Hitech Việt Nam

Nước cốt dừa Coco Hitech làm từ những quả dừa chất lượng của Bến Tre, giàu dưỡng chất và được sản xuất bởi nhà máy Công ty Cổ Phần Coco Hitech.

Coco Hitech hiện đang là một trong những thương hiệu dẫn đầu về sản phẩm làm từ dừa Bến Tre tại Việt Nam. Không những thế, các sản phẩm của Coco Hitech còn được xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia châu Á và Châu Âu, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc.

Thành phần dinh dưỡng trong Nước cốt dừa Coco Hitech:

Chất lượng: 3.56%
– Đường: 2,37%
– Chất béo: 31%
– Độ PH: 5.91

Các chỉ tiêu cảm quan nước cốt dừa Coco Hitech:

Trạng thái nước cốt dừa: Lỏng, sánh đặc.
Màu sắc nước cốt dừa: Màu trắng sữa dừa.
Mùi vị nước cốt dừa: Thơm đặc trưng, béo ngậy, không lẫn mùi vị lạ.

Nước cốt dừa Coco Hitech

Không chỉ riêng tại Việt Nam, nước cốt dừa còn là nguyên liệu phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Với hương vị thơm béo, sánh mịn, nước cốt dừa là thành phần không thể thiếu trong hàng trăm công thức nấu ăn từ đơn giản đến cầu kỳ, giúp món ăn thơm ngon, đậm đà hơn.

Nước cốt dừa hay còn gọi sữa dừa Coco Hitech được lấy từ phần cơm dừa đã được xay nhuyễn (hoặc nạo) và vắt lấy nước. Làm nước cốt dừa theo cách thủ công thường được các chị em áp dụng vì giữ được độ thơm béo, nguyên chất từ dừa. Với tính tiện lợi, các loại nước cốt dừa Coco Hitech được nhiều bà nội trợ tin dùng.

Sản phẩm Nước cốt dừa Coco Hitech được đóng vào túi PE loại 5kg – 10kg và hút chân không sau đó bao quản ngay ở nhiệt độ từ 0C0- 5C0 nên luôn giữ được hương vị thơm ngon tinh khiết nhất của trái dừa.

Cách bảo quản nước cốt dừa tươi Coco Hitech

1.Bảo quản lạnh nước cốt dừa trong lọ thủy tinh

Bảo quản nước cốt dừa tươi trong lọ thủy tinh chỉ với những bước đơn giản sau, bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng trong 2 – 3 tuần.

  • Chiết nước cốt dừa vào các lọ thủy tinh.
  • Cho vào ngăn mát tủ lạnh.

2. Bảo quản đông nước cốt dừa

Bạn có thể để nước cốt dừa đến 5 hoặc 6 tuần nếu bảo quản bằng cách đông đá.

  • Rót nước cốt dừa tươi vào các khay đá. Sau đó đậy nắp lại. Nếu không có nắp, bạn có thể dùng túi đựng hoặc màng bọc thực phẩm.
  • Để vào ngăn đông tủ lạnh.
  • Lấy ra trước một lúc khi bạn cần dùng đến.

3. Sử dụng chất bảo quản tự nhiên

Để luôn có nguyên liệu sánh mịn, thơm ngon này cho những cơn thèm chè bất chợt, hãy dùng axit citric bảo quản nước cốt dừa tươi. Axit citric là một loại axit hữu cơ yếu, đóng vai trò như một chất bảo quản tự nhiên giúp kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Dùng chất này bảo quản nước cốt dừa tươi, bạn có thể dùng được trong 2 – 3 tháng.

Cách thực hiện:

  • Hòa một lượng vừa đủ (khoảng 5ml) chất bảo quản vào nước cốt dừa tươi.
  • Cho hỗn hợp vào trong một lọ thủy tinh và đóng kín nắp.
  • Tiếp theo, bạn bắt bếp, đun một nồi nước sôi và cho lọ đựng thủy tinh nấu trong nồi nước sôi khoảng 20 phút.
  • Sau đó, cho lọ thủy tinh ngâm trong chậu nước lạnh.

Cách bảo quản nước cốt dừa đóng hộp, lon

1. Bảo quản hộp nước cốt dừa khi chưa mở nắp

Đối với nước cốt dừa dạng hộp chưa mở nắp, cách bảo quản dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát như trong tủ đựng thức ăn. Không để chỗ quá ẩm ướt vì độ ẩm có thể tạo điều kiện để nấm mốc phát triển. Trước khi mở hộp, bạn vẫn có thể bảo quản nước cốt dừa trong tủ lạnh. Tốt nhất vẫn nên bảo quản nước cốt dừa hộp bên ngoài tủ lạnh. Cũng tương tự sữa đậu nành đóng hộp, nước cốt dừa dạng hộp có thời hạn sử dụng lên từ 2 đến 5 năm.

2. Bảo quản hộp nước cốt dừa sau khi mở nắp

Bất kể lúc mua, các hộp nước cốt dừa có được bảo quản trong tủ lạnh hay không, bạn vẫn cần cho hộp nước cốt dừa sau khi mở nắp vào trong ngăn mát tủ lạnh. Không nên để bên ngoài vì nhiệt độ phòng sẽ làm hỏng nước cốt dừa. Bạn cũng không nên đặt chúng ở cánh cửa tủ lạnh vì khu vực này nhiệt độ quá ấm, chưa đủ độ lạnh thích hợp cho việc bảo quản.

Thông thường, một hộp nước cốt dừa sau khi mở nắp sẽ dùng được trong 7 ngày đối với nước cốt dừa loãng. Với nước cốt dừa đặc, bạn có thể dùng trong khoảng 10 ngày sau khi mở nắp.

3. Bảo quản lon nước cốt dừa đã mở nắp

Cách bảo quản lon nước cốt dừa sau khi mở nắp cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm để đậy kín nắp lon và cho vào tủ lạnh. Nên để tránh xa các thực phẩm có mùi mạnh như pho mát và thịt.

Bảo quản liên tục trong tủ lạnh, bạn có thể dùng an toàn trong 4 – 6 ngày. Nên lắc hoặc khuấy đều trước khi sử dụng.

Lưu ý khi bảo quản và sử dụng nước cốt dừa

Trong quá trình bảo quản và sử dụng nước cốt dừa, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên chia nhỏ trước khi đem bảo quản: Sau khi mở nắp, bạn chỉ có thể sử dụng trong 3 – 5 ngày. Nếu muốn dùng lâu hơn, bạn nên chia nhỏ vào từng hũ hoặc lọ trước khi đem bảo quản.
  • Thời gian chỉ mang tính chất tương đối: Với các phương pháp bảo quản nước cốt dừa trên đây, bạn có thể dùng trong 7 ngày, 10 ngày hay thậm chí là vài tháng. Nhưng con số chỉ tương đối. Bạn cần kiểm tra mùi vị và màu sắc trước khi dùng. Không nên dùng nếu nước cốt dừa bị đổi màu hoặc xuất hiện mùi hôi.
  • Cần bảo quản liên tục trong tủ lạnh: Trường hợp xảy ra mất điện khi bảo quản trong tủ lạnh, nước cốt dừa rất dễ bị hỏng

Hợp tác
với chúng tôi

Là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu uy tín, sản phẩm được kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu khắt khe tại các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật.

Mọi yêu cầu hợp tác, thắc mắc cần giải đáp hoặc cần tư vấn về sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp holtine hoặc hoàn thành form bên cạnh:



    Tại sao cần xây dựng thương hiệu?

    Tại sao lại chọn chúng tôi?

    Coco Hitech luôn phương châm lấy UY TÍN và CHẤT LƯỢNG làm kim chỉ nam, tạo nguồn sức mạnh để phát triển.

    Lợi thế sở hữu nguồn tài nguyên quý giá

    Những năm vừa qua, với việc người tiêu dùng quan tâm ngày càng nhiều hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe, thị trường thế giới đang chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể đối với nhu cầu sử dụng các sản phẩm về dừa. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có lợi thế sở hữu nguồn tài nguyên quý giá này. Việt Nam, với ưu thế về diện tích dừa tự nhiên rất lớn, đang là một trong 10 quốc gia có sản lượng dừa lớn nhất trên toàn thế giới hiện nay.

    Tại Việt Nam, Bến Tre – với lợi thế địa lý là nơi tập trung nguồn phù sa của sông Mekong – hiện là nơi cung cấp các loại dừa được thị trường quốc tế đánh giá có chất lượng hàng đầu. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan, mức đầu tư hiện tại về công nghệ chế biến các sản phẩm dừa tại Việt Nam chưa khai thác hết được những gì mà thiên nhiên ban tặng.

    Với trên 175.000ha dừa được trồng, cây dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu năm ở Việt Nam, sau cao su, hồ tiêu, điều. Diện tích dừa tập trung tại các tỉnh Duyên hải miền Trung, nhất là Bình Định và Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bến Tre.

    Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 80% diện tích dừa cả nước với khoảng 130.000ha, các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn: Bến Tre (trên 72.000 ha), Trà Vinh (gần 20.000 ha), Tiền Giang (trên 14.000 ha), Vĩnh Long (trên 7.000 ha). Dừa được xác định là cây trồng quan trong cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

    Cây Dừa được mệnh danh là cây của cuộc sống, cây của 1001 công dụng do tính chất đa dụng của nó, tất cả các phần của cây dừa từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo, nước… đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người. Có lẽ không có loại cây trồng nào có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm bằng cây dừa. Cho đến nay các quốc gia thành viên của Hiệp Hội Dừa Châu Á-Thái Bình Dương (APCC) đã sản xuất và xuất khẩu được hơn 70 chủng loại sản phẩm từ dừa, trong đó Philippines đóng góp hơn 40 loại sản phẩm từ dầu dừa, từ các sản phẩm cao cấp phục vụ công nghiệp như alcohol béo cho đến hàng thủ công mỹ nghệ.

    1. Cơm dừa khô (Copra): cơm dừa của trái dừa khô được phơi nắng hoặc sấy khô còn 6-7% ẩm độ, đây là sản phẩm truyền thống từ trái dừa dùng để ép dầu dừa. Hiện nay sản lượng cơm dừa khô giảm đáng kể do lợi nhuận từ ép dầu dừa thấp.

    2. Dầu dừa thô: được chiết ép từ cơm dừa khô, sau đó qua giai đoạn lọc, dầu dừa được chiết ép theo phương pháp ép khô phải qua khâu tinh luyện để khử màu, khử mùi trở thành dầu ăn.

    3. Bánh dầu dừa khô: là phần bã dừa còn lại sau khi chiết ép dầu dừa được dùng làm thức ăn gia súc, bã dừa còn chứa khoảng 20% protein, 45% carbohydrat, 11% chất xơ cùng với dầu dừa và các chất khoáng khác.

    4. Dầu dừa tinh khiết: là dầu được chiết ép từ cơm dừa tươi theo phương pháp ép ướt, loại dầu dừa này không màu, có mùi đặc trưng, giá của dầu dừa tinh khiết cao gấp 3-4 lần so với dầu dừa chiết ép theo phương pháp ép khô.

    5. Cơm dừa nạo sấy: cơm dừa tươi được nghiền ra thành các kích cở khác nhau, sấy khô, đóng gói.

    6. Sữa dừa và bột sữa dừa: nước cốt dừa được ép từ cơm dừa tươi, qua khâu xử lý, tiệt trùng, đóng gói. Sữa dừa rất tiện lợi dùng để uống, chế biến các món ăn cần bổ sung sữa dừa hoặc các món tráng miệng ăn tươi.

    7. Kem dừa: nước cốt dừa đậm đặc hoặc cơm dừa Sáp xay nhuyễn được thay thế một phần sữa bò tươi trong thành phần nguyên liệu chế biến kem.

    8. Phô mai dừa và Yaourt dừa: những sản phẩm lên men tương ứng của sữa dừa.

    9. Kẹo dừa: là sản phẩm của hỗn hợp cô đặc của đường, mạch nha và sữa dừa cô đặc.

    10. Thạch dừa: là sản phẩm lên men nước dừa khô, tạo thành lớp thạch cellulose dày.

    11. Đường dừa và rượu dừa: là sản phẩm cô đặc từ mật chiết từ hoa dừa còn non (mo chưa mở), tương tự như đường vàng của cây thốt nốt, đường từ mật hoa dừa có mùi thơm đặc trưng của dừa và nhiều năng lượng.

    12. Mứt dừa: cơm dừa cứng cạy (10 tháng tuổi) được gọt bỏ phần vỏ nâu, bào mỏng, trộn với đường và sên đến khi đường khô, bột đường áo xung quanh miếng cơm dừa.

    13. Nước dừa tươi đóng hộp: nước dừa của giống dừa uống nước 8 tháng tuổi được xử lý vô trùng và đóng hộp. Từ lâu nước dừa tươi được xem là một loại nước bổ dưỡng, vệ sinh được FAO khuyến cáo sử dụng.

    Các sản phẩm phi thực phẩm từ dừa dùng trong công nghiệp và gia dụng

    1. Sản phẩm từ gỗ dừa: làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và sản phẩm gia dụng.

    2. Sản phẩm từ lá dừa: lá dừa khô dùng làm chất đốt, cọng lá dừa khô để bó chổi, cọng lá dừa tươi để thắt giỏ.

    3. Sản phẩm từ chà dừa, yếm dừa: làm hàng thủ công mỹ nghệ.

    4. Sản phẩm từ vỏ dừa: làm hàng thủ công mỹ nghệ, được xử lý thành chỉ xơ dừa, làm thảm xơ dừa, nệm xơ dừa, lưới sinh thái, ván cách nhiệt, dây thừng, chủ yếu dùng trong nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, sản xuất xe hơi và gia dụng.

    5. Sản phẩm từ gáo dừa: làm than thiêu kết và từ than thiêu kết được chế biến thành than hoạt tính dùng trong công nghiệp.

    Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phân bố ở 20o Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha (APCC, 2005), trong đó trên 80% diện tích trồng dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam Á. Quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Indonesia với diện tích 3,8 triệu ha, kế đến là Philippines với 3,1 triệu ha và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha. Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay diện tích trồng dừa trên thế giới biến động tương đối từ 9,9 triệu ha ở năm 1990 đến 10,6 triệu ha ở năm 2003.

    Không chỉ là thức uống giải nhiệt thơm ngon, nước dừa còn sở hữu nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

    Ít calo

    một cốc nước dừa chỉ chứa 45 calo nên đây là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những đồ uống năng lượng cao như soda hoặc nước trái cây.

    Kali

    Nước dừa có lượng kali gấp 10 lần so với các loại đồ uống thể thao khác. Kali giúp cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt khi tập thể dục. Cân bằng điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.

    Canxi

    Canxi rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt giúp xương và răng chắc khỏe. Nó giúp cho cơ co và làm việc hợp lí. Khi bạn luyện tập, các cơ co kéo xương và làm yếu nó đi một chút. Khi cơ thể hồi phục, xương sẽ sử dụng canxi để sửa chữa và chắc khỏe hơn.

    Chất chống oxy hóa

    Nước dừa giàu chất chống oxy hóa giúp trung hòa và loại bỏ các gốc tự do được tạo ra trong quá trình luyện tập. Theo một nghiên cứu gần đây, quy trình chế biến và xử lý nước dừa bằng nhiệt sẽ làm giảm lượng chất chống oxy hóa vốn có. Do đó, thưởng thức nước dừa tươi sẽ giúp bạn nhận được nhiều dinh dưỡng hơn.

    Axit amin

    Axit amin giữ vai trò quan trọng giúp sửa chữa các mô và sản xuất protein. Nước dừa chứa nhiều alanine, arginine, cysteine ​​và serine hơn sữa bò. Đặc biệt, nước dừa giàu arginine, một loại axit amin giúp cơ thể chống lại strees và giữ cho trái tim khỏe mạnh hơn.

    Khoa học chứng minh trong nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng như glucose, axit amin, các khoáng chất như magiê, phốt pho, canxi, đồng, sắt, đặc biệt là mangan – chất tham gia vào cấu tạo của xương, các hoạt động chuyển hóa đạm, đường, béo trong cơ thể, làm tăng nhạy cảm của cơ thể với insulin trong việc hấp thu đường.

    Bên cạnh đó, nước dừa chứa nhiều chất điện giải như kali, natri. Những chất điện giải trong nước dừa đều ở dạng dễ hấp thụ vào cơ thể, giúp duy trì lượng nước trong cơ thể, nồng độ pH trong máu và chức năng của cơ. Chất khoáng và điện giải còn có tác dụng ngăn ngừa các cơn chuột rút hay co thắt cơ. Chính vì vậy, nước dừa được coi như một thức uống thể thao tự nhiên với ít calo và không có caffein. Nước dừa không chứa chất béo, không cholesterol và có vị ngọt tự nhiên giúp thỏa mãn cơn khát một cách hiệu quả.

    Ngoài ra, các axit amin chất lượng cao trong nước dừa hỗ trợ xây dựng khối cơ sau vận động thể thao, phát triển xương, tóc, da, và tạo ra kháng thể. Đặc biệt, nước dừa còn có nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, hỗ trợ duy trì chức năng tế bào, tăng miễn dịch và trao đổi chất, trong đó có vitamin B9 (Folate) rất cần thiết cho việc phân hóa phát triển tế bào, sản sinh hồng cầu, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Trong kháng chiến, các bác sĩ của ta đã dùng nước dừa thay cho dịch truyền để cứu thương binh.

    1. Mọi bộ phận của cây dừa đều có thể sử dụng được: trái dừa, lá dừa, thân dừa, rễ dừa
    2. Để một quả dừa đạt đến độ chín cần 11 – 12 tháng.
    3. Có hơn 80 giống dừa được trồng trên khắp thế giới.
    4. Cây dừa có thể cao tới 25 mét.
    5. Tên dừa trong tiếng Anh là “Coconut” được ghép từ “hạt – nut” và từ “coco” trong tiếng Bồ Đào Nha.
    6. Trong Thế chiến 2, nước dừa cũng được sử dụng để điều trị mất nước.
    7. Cây dừa là biểu tượng quen thuộc của “đảo du lịch thiên đường” Maldives.
    8. Ba quốc gia trồng và sản xuất dừa lớn nhất thế giới là Indonesia, Philippines và Ấn Độ.